Vai trò chiến lược kinh doanh là gì? Đây là câu hỏi được mọi người rất chú ý. Vấn đề xây dựng chiến lược kinh doanh là rất quan trọng và cấp thiết. Nó quyết định sự tồn tại và thành công của doanh nghiệp. Đem đến cho doanh nghiệp sự năng động, linh hoạt trong kinh doanh.

vai trò của chiến lược kinh doanh

Trong bài viết này, hãy cùng Doules tìm hiểu về vai trò của chiến lược kinh doanh nhé!

1. Khái niệm chiến lược kinh doanh

Chiến lược kinh doanh là tập hợp những quyết định và hành động kinh doanh hướng tới mục tiêu để các nguồn lực của công ty đáp ứng được những cơ hội và thách thức bên ngoài.

chiến lược kinh doanh 1

Chúng ta có thể thấy rằng điểm đầu tiên mà chiến lược kinh doanh hướng tới là mục tiêu. Đó chính là điều mà các nhà quản trị thực sự quan tâm đến. Để xác định việc xây dựng và quyết định chiến lược kinh doanh hướng tới mục tiêu là chưa đủ. Nó đòi hỏi mỗi chiến lược cần đưa ra những hành động hướng tới mục tiêu cụ thể. Hay còn gọi là cách thức làm thế nào để đạt được mục tiêu đó.  

Điều thứ hai là chiến lược kinh doanh không phải là những hành động riêng lẻ, đơn giản. Điều đó chắc chắn sẽ không đem lại kết quả to lớn nào cho công ty. Chiến lược kinh doanh phải là tập hợp các hành động và quyết định hành động liên quan chặt chẽ với nhau. Nó cho phép liên kết và phối hợp các nguồn lực tập trung giải quyết vấn đề cụ thể.

Điều thứ ba là chiến lược kinh doanh cần phải đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Sau đó kết hợp với những thời cơ và thách thức môi trường.

Chiến lược kinh doanh phải tính đến lợi ích lâu dài và được xây dựng theo từng giai đoạn. Tại đó chiến lược đòi hỏi sự nỗ lực của các nguồn lực là khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của mục tiêu đề ra ở từng thời kỳ.

2. Vai trò chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp

– Quá trình quản trị chiến lược giúp tổ chức thấy rõ mục đích và hướng đi của mình. Nó khiến cho doanh nghiệp phải xem xét và xác định xem tổ chức đi theo hướng đi nào và khi nào thì đạt được vị trí nhất định. Việc nhận thức kết quả mong muốn và mục đích trong tương lai giúp cho doanh nghiệp nắm vững việc gì cần làm để đạt được thành công.

 – Điều kiện môi trường mà doanh nghiệp gặp luôn biến đổi. Vì thế chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp nhằm vào các cơ hội và nguy cơ bất ngờ trong tương lai. Nhờ đó thấy rõ môi trường tương lai mà doanh nghiệp có khả năng nắm bắt tốt cơ hội, tận dụng hết các cơ hội và giảm bớt nguy cơ liên quan đến điều kiện môi trường.

vai trò chiến lược kimh doanh

Nhờ có quá trình xác định chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp sẽ gắn liền với các quyết định đề ra với điều kiện môi trường liên quan. Do sự biến động và tính phức tạp của môi trường ngày càng gia tăng thì doanh nghiệp ngày càng cố gắng dự đoán điều kiện môi trường và sau đó làm tác động hoặc làm thay đổi dự báo sao cho doanh nghiệp đạt được mục tiêu đề ra.

– Phần lớn các doanh nghiệp vận dụng chiến lược kinh doanh thì đạt được kết quả tốt hơn nhiều. Chiến lược kinh doanh còn giúp cho doanh nghiệp gặp phải những vấn đề trầm trọng và tăng khả năng của doanh nghiệp trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường khi chúng xuất hiện.

Tầm quan trọng của chiến lược kinh doanh

– Ưu điểm của chiến lược kinh doanh

  • Giúp tổ chức thấy rõ mục tiêu và hướng đi của mình
  • Giúp nhà quản trị nhằm vào cơ hội và nguy cơ trong tương lai, tận dụng hết cơ hội và giảm bớt nguy cơ liên quan đến môi trường
  • Các doanh nghiệp sẽ gắn quyết định đề ra với điều kiện môi trường liên quan. Cần phải cố gắng chiếm vị thế chủ động hoặc thụ động tấn công.

– Nhược điểm của chiến lược kinh doanh

  • Việc thiết lập chiến lược cần nhiều thời gian và nỗ lực. Nếu doanh nghiệp đã có kết quả quản trị chiến lược thì thời gian giảm dần.
  • Các kế hoạch chiến lược có thể bị xem là cứng nhắc, dẫn đến sai lầm trong quản trị chiến lược.
  • Giới hạn sai sót trogn dự báo môi trường dài hạn đôi khi rất lớn 
  • Một số hãng dường như vẫn ở giai đoạn hóa và chú ý quá ít vấn đề thực hiện.

Đọc thêm: Lập kế hoạch kinh doanh sơn nước có vai trò thế nào?

Chiến lược kinh doanh sơn nước đơn giản

Lập mục tiêu kinh doanh

Vai trò của chiến lược kinh doanh là gì?

Xây dựng chiến lược kinh doanh mà hãng sơn mong muốn đạt được trong tương lai. Các mục tiêu đó phải mang tính thực tế và có hoạch định chiến lược kinh doanh cụ thể. Các mục tiêu đặc biệt cần là: doanh thu, lợi nhuận, thị phần, tái đầu tư.

Lập mục tiêu là một công việc quan trọng dẫn tới thành công của bất cứ hãng sơn nào. Nó càng đặc biêt quan trọng đối với các hãng sơn nhỏ, có thể trở nên rối trí khi không biết phải tập trung vào cái gì.

Cách bạn lập mục tiêu sẽ quyết định việc bạn có khả năng để đạt được mục tiêu đó hay không. Hầu hết mọi người đồng ý rằng mục tiêu là quan trọng, nhưng số người viết ra được mục tiêu và có kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu đó không tới 5%.

2. Đánh giá thị trường hiện tại

Để thực hiện được muc tiêu đề ra, người quản lý cần có tiêu chí đánh giá hợp lý. Dưới đây là hai lĩnh vực cần quan tâm: 

  • Đánh giá môi trường kinh doanh: Nghiên cứu môi trường kinh doanh để xác định xem yếu tố nào trong môi trường hiện tại đang là nguy cơ hay cơ hội cho mục tiêu và chiến lược của công ty.
  • Đánh giá nội lực: Phân tích đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của công ty về các mặt sau: quản lý, marketing, tài chính, hoạt động sản xuất, nghiên cứu và phát triển. Từ đó đưa ra phương hướng kinh doanh sát với tiềm lực công ty nhất. 

3. Chiến lược xây dựng sản phẩm

Chiến lược sản phẩm có một vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là nền tảng là xương sống của xây dựng chiến lược kinh doanh. Chiến lược sản phẩm giúp hãng sơn xác định phương hướng đầu tư, thiết kế sản phẩm phù hợp thị hiếu, hạn chế rủi ro, thất bại, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các phương án đã đề ra trước đó.

Vì vây mà bạn phải chú trọng , tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng tới sản phẩm nhằm nâng cao hiệu quả bán hàng. Các yếu tố đó là: chất lượng sản phẩm đảm bảo, giá thành sản phẩm hợp lý, nhãn hiệu sản phẩm hấp dẫn…

Chiến lược sản phẩm đòi hỏi giải quyết ba vấn đề:

  • Mục tiêu cần đạt là gì?
  • Đối thủ cạnh tranh là ai?
  • Cạnh tranh như thế nàovà lợi thế cạnh tranh gì?
định vị sản phẩm

 Đánh giá và kiểm soát kế hoạch  

kiểm soát  kế toán

Ở giai đoạn này quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh, các nhà quản lý xác định xem liệu lựa chọn chiến lược của họ trong mô hình thực hiện có phù hợp với các mục tiêu của hãng sơn. Đây là quá trình kiểm soát dự toán và quản lý thông thường nhưng bổ sung thêm vê quy mô. 

Thông thường sẽ quản lý và đánh giá trên phần mềm sẵn có.

Kết luận!

Trên đây là những vấn đề xoay quanh vai trò của chiến lược kinh doanh mà Doules gửi đến bạn. Đối với ngành sơn cũng vây, hãy xây dựng chiến lược thật chặt chẽ để có lợi nhuận cao.

Và…. Nếu bạn đang có ý định mở đại lý và chưa chọn cho mình được hãng sơn thích hợp. Đừng lo! Hãng sơn Doules sẽ giúp bạn kiếm lợi nhuận cao từ ngành sơn.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

HÃNG SƠN DOULES - CÔNG TY TNHH SƠN DULEX

VPGD: Tòa nhà Hope, phố Chu Huy Mân, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, TP Hà Nội

Nhà Máy SX: KCN Ngọc Hồi, H.Thanh Trì, TP.Hà Nội

Email: doulespaint.vn@gmail.comWebsite:  http://sondoules.com.vn/

Điện thoại: 0243 992 9868Hotline: 0968 669 286