Sự cố về sơn nội thất thường gặp – Không gian nội thất sẽ đẹp hơn bao giờ hết khi bạn chọn được màu sơn phù hợp. Nhưng nhiều khi do những yếu tố tác động ngoại cảnh mà tường nhà bạn xuất hiện những hiện tượng không mong muốn. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn thông tin về những sự cố thường gặp khi sơn nội thất và cách để xử lý.
Hiện tượng màng sơn bị bẩn do tác động của chất hoạt động bề mặt
Hiện tượng:
Màng sơn bẩn, có màu vàng hoặc nâu. Hiện tượng này thường chỉ xảy ra với sơn màu trong trong những ngày đầu tiên sau khi sơn hoàn thiện, khi màng sơn chưa khô.
Nguyên Nhân:
Trước hoặc sau khi thi công, thời tiết lạnh, ẩm, nồm, độ ẩm trong không khí quá cao…..dẫn tới kéo dài thời gian khô của màng sơn, làm cho những thành phần tan trong nước không bay hơi được. Những thành phần này sẽ tràn ra bề mặt màng sơn, làm màng sơn bẩn.
Xử lý:
Hiện tượng này không làm ảnh hưởng đến độ bền của màng sơn. Khi màng sơn khô, các thành phần này sẽ bay hơi hết, khi đó chỉ cần lau nhẹ bề mặt là sạch.
Ngăn Ngừa: Chỉ tiến hành sơn nếu thời tiết trước, và sau khi thi công là tốt. Tránh sơn khi trời gần tối, sương mù xuống, vì thời tiết có xu hướng lạnh, ẩm về đêm.
Hiện tượng mất màu do kháng kiềm kém
Hiện tượng:
Mất màu, màng sơn bị hư hỏng. Hiện tượng này xảy ra trên tường nhà mới xây.
Nguyên nhân:
Bề mặt tường ẩm ướt, không đảm bảo quy định trước khi thi công, sơn ngay lên tường vữa quá mới, chưa đủ thời gian để ổn định và giảm tính kiềm. Bản chất của vấn đề này là trong tường mới có vôi – là chất có tính kiềm mạnh, khi vôi chưa kịp phản ứng với CO2 trong không khí để làm giảm tính kiềm thì nó sẽ tấn công trực tiếp vào màng sơn.
Dùng sơn trong nhà quét ra ngoài trời.
Không sử dụng sơn lót hoặc sử dụng sơn trắng thay cho sơn lót.
Xử lý:
Cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, xả nhám bề mặt và vệ sinh sạch sẽ.
Sơn lại theo hệ thống đề nghị: Quét 2 lớp sơn lót + 2 lớp sơn hoàn thiện
Hiện tượng phấn hóa
Hiện tượng:
Màng sơn bạc màu và phấn hóa bề mặt
Nguyên nhân:
+ Sử dụng sơn chất lượng thấp hoặc chứa thành phần tạo màu cao
+ Sử dụng sơn epoxy cho khu vục ngoài trời
+ Sử dụng sơn nội thất thi công cho ngoại thất
+ Sơn hết hạn sử dụng, màng sơn bị phấn hóa
+ Thi công sơn lên bề mặt bê tông, tường mới với động ẩm vượt quá 16%
+ Hiện tượng kiềm hóa sẽ phá hủy màng sơn gây phấn hóa
Giải pháp xử lý:
+ Dùng nước sạch tẩy, rửa các chất bám bẩn và bụi phấn trên bề mặt chờ khô hoàn toàn
+ Độ ẩm bề mặt không được vượt quá 16% (Protimeter)
+ Dùng dụng cụ cơ học xử lý phẳng, làm sạch và tạo độ nhám bề mặt.
+ Sơn lại với hệ thống sơn Acrylic gốc nước gồm 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn phủ theo hướng dẫn của chủ thầu
Hiện tượng màng sơn bị nhăn, chảy xệ
Hiện tượng:
Màng sơn bị nhăn, chảy xệ. Khi bóc lớp màng ngoài ra thì phía trong rất ẩm ướt. Hiện tượng này thường xảy ra ngay khi thi công xong từ 1 – 3 ngày, màng sơn vừa khô.
Nguyên nhân:
- Sơn lớp trước chưa khô đã sơn lớp sau.
- Thi công bằng súng phun sơn ở khoảng cách quá gần bề mặt cần sơn.
- Sơn pha quá loãng, hoặc lớp sơn quá dày.
- Sơn lên bề mặt bẩn, thời tiết khi thi công quá nóng hoặc quá lạnh.
- Màng sơn chưa khô hẳn đã bị mưa, hoặc gặp thời tiết có độ ẩm quá cao.
- Sơn có hàm lượng chất độn nặng.
Xử lý:
- Nếu màng sơn còn mới, đảm bảo độ dính thì chỉ cần sơn lại 1-2 lớp sơn hoàn thiện.
- Nếu nghiêm trọng thì cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, xả nhám bề mặt và vệ sinh sạch sẽ.
- Sơn lại theo hệ thống đề nghị: Quét 1 lớp sơn lót + 2 lớp sơn hoàn thiện.
- Ngăn ngừa:
- Làm theo hướng dẫn sử dụng, đặc biệt là tuân thủ thời gian quy định giữa hai lần sơn và thời tiết yêu cầu trước và sau khi thi công.
- Sử dụng sơn chất lượng cao, không pha sơn quá loãng và không quét sơn quá dày.
Hiện tượng màng sơn bị phồng rộp
Hiện tượng:
Màng sơn bị phồng rộp không đều, mang tính cục bộ và kèm theo hiện tượng bong tróc nếu không sớm được xử lý. Thường thị việc phồng rộp chỉ xảy ra sau khi sơn hoàn thiện 6 tháng tới 1 năm và xảy ra nhiều ở những nơi tiếp xúc trực tiếp với đất như cột, chân tường…
Nguyên nhân:
Trong tường ẩm, hơi nước từ trong tường thổi ngược ra làm dãn màng sơn.
Tường có vết rạn nứt, đưa nước và hơi ẩm vào bên trong tường.
Sơn lên bề mặt nóng hoặc sử dụng sơn không đồng nhất (sơn nước sơn lên sơn dầu chẳng hạn), gây tích tụ nhiệt)
Sơn có ít nhựa nên độ bám dính kém hoặc do bề mặt chưa được làm sạch, bụi bẩn hay rêu mốc sẽ làm giảm độ bám dính của sơn lót.
Màng sơn quét quá dầy làm giảm tính thở, hơi ẩm không thoát được ra ngoài.
Xử lý:
Cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, xả nhám bề mặt.
Để từ 4 – 6 tuần cho hơi nước thoát ra, tường khô.
Xử lý triệt để các nguồn gốc gây ẩm (nếu có), nếu cần sử dụng thêm chất chống thấm chuyên dụng. Làm sạch bề mặt, loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn, dầu mỡ, muối….
Sơn lại theo hệ thống đề nghị: Quét 2 lớp sơn lót + 2 lớp sơn hoàn thiện.
Hiện tượng màng sơn bị nứt
Hiện tượng:
Màng sơn bị khô, nứt nẻ ra từng mảng sau đó tróc ra, như bề mặt tấm kính ô tô bị va đập mạnh.
Nguyên nhân:
Sử dụng loại sơn chất lượng thấp, có quá nhiều bột độn và ít nhựa.
Bề mặt không được làm sạch, bám nhiều bụi bẩn hoặc dầu mỡ
Sơn quá dày, quá mỏng hoặc pha sơn quá loãng, quá đặc lên bề mặt nhẵn bóng.
Sơn trong điều kiện gió lớn và lạnh khiến màng sơn bị khô quá nhanh.
Xử lý:
Cạo bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, xả nhám bề mặt và vệ sinh sạch sẽ.
Sơn lại theo hệ thống đề nghị: Quét 1-2 lớp sơn lót + 2 lớp sơn hoàn thiện.
Ngăn ngừa:
Bề mặt phải được làm sạch triệt để trước khi thi công.
Làm theo hướng dẫn sử dụng, không sơn quá dầy, quá mỏng hay pha sơn quá đặc, quá loãng.
Sử dụng sơn chất lượng cao. Sơn chất lượng thấp thường rất nặng ( 25-26 kg/thùng 18l).
Hiện tượng nấm mốc và rong rêu
Tình trạng:
Màng sơn bám rong rêu, nấm mốc
Nguyên nhân:
+ Sử dụng sơn chất lượng thấp không chứa các thành phần chống nấm mốc rong rêu, tảo bám trên bề mặt sơn.
+ Thi công sơn trên bề mặt chuẩn bị kém, không tẩy sạch rong rêu, nấm mốc.
Giải pháp xử lý:
+ Tẩy sạch rong rêu bám trên bề mặt,
+ Dùng dụng cụ cơ học xử lý phẳng, làm sạch và tạo độ nhám bề mặt.
+ Quét lớp sơn loại bỏ rong rêu lên vi trí xuất hiện rong rêu và nấm mốc, chờ khô hoàn toàn
+ Sơn lại với hệ thống sơn Acrylic đề nghị
Trên đây là những sự cố về sơn nội thất thường gặp. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn hiểu rõ về những sự cố này để từ đó hết sức lưu ý trong quá trình thi công sơn nội thất. Chúc các bạn thành công!
Tham khảo các dòng sản phẩm sơn nội thất Doules tại đây
Mọi chi tiết xin liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây:
HÃNG SƠN DOULES - CÔNG TY TNHH SƠN DULEX
VPGD: Tòa nhà Hope, phố Chu Huy Mân, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, TP Hà Nội
Nhà Máy SX: KCN Ngọc Hồi, H.Thanh Trì, TP.Hà Nội
Email: doulespaint.vn@gmail.com – Website: http://sondoules.com.vn/
Điện thoại: 0243 992 9868 – Hotline: 0968 669 286