Sự cố cần tránh khi sơn nhà và cách khắc phục
Công đoạn sơn nhà là bước cuối cùng để có được ngôi nhà hoàn thiện nổi bật hết được vẻ đẹp từ nội thất đến ngoại thất. Nếu trong quá trình thi công thực hiện không đạt chuẩn thì không những làm mất đi tính thẩm mĩ của ngôi nhà mà còn kéo theo nhiều “rắc rối” khác sau đó nữa. Không ai mong muốn công đoạn thi công sơn gặp trở ngại nào. Do đó bạn cần biết những sự cố cần tránh khi sơn nhà và cách giải quyết hiệu quả nhất.
Hãy cùng chúng tôi đi vào chi tiết để bạn có một ngôi nhà hoàn hảo nhất trong thời gian tới nhé!
I. Những sự cố cần tránh khi sơn nhà và cách khắc phục
1. Nấm mốc
Trong điều kiện thời tiết mưa gió, ẩm ướt, tường nhà thường xuyên xuất hiện những vết ẩm mốc là việc không thể tránh khỏi. Không những nó làm mất đi thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn làm bạn khó chịu bởi mùi mốc, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các nguyên nhân sẽ gây nên hiện tượng này có thể kể đến:
1.1 Do thời tiết thay đổi
Khi nhiệt độ thay đổi kéo theo độ ẩm cũng thay đổi theo làm cho tường nhà thường xuyên bị ẩm ướt, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc xuất hiện, phát triển.
1.2 Hệ thống đường ống nước trong nhà bị rò rỉ
Bạn thấy nấm mốc xuất hiện gần ống nước, các vòi nước thì có thể là do hệ thống đường ống nước bị rò rỉ ở đâu đó.
1.3 Không chống thấm tường ngay khi xây nhà
Hồ vữa xây nhà được làm bằng: vôi, xi măng, cát. Hồ vữa có tính hấp thụ nước cao, vôi là một chất kết dính tốt. Đồng thời nó làm mạch tường lâu khô hơn thì khi trời mưa nó sẽ ngấm vào tường. Lâu ngày sẽ xuất hiện rêu mốc, nên bạn cần phải chống thấm từ khi xây nhà.
1.4 Sử dụng sơn kém chất lượng trong khi chống thấm
Do bạn dùng sơn chống thấm không có chất diệt nấm mốc cho màng sơn hoặc có thể trong lúc sơn bạn pha sơn quá loãng dẫn đến lớp màng sơn mỏng không có hiệu quả chống thấm cao.
Cách khắc phục
Tùy vào từng trường hợp sẽ sử lý triệt để khác nhau, nhưng nhìn chung để tránh hiện tường tường bị mốc ẩm. Chúng ta cần sử dụng sơn chống thấm cho tường nhà trong quá trình thi công. Nếu trước đó bạn chưa sử dụng thì có thể sử lý bằng cách dùng chất chống thấm ngược từ ngoài vào.
Trước khi tiến hành thi công chống thấm cần lấy bàn chải sắt để chà sạch. Triệt tiêu nguồn gây ẩm sau đó sử dụng lớp sơn lót, sơn chống thấm và sơn phủ Doules để đạt hiệu quả tối ưu nhất.
2. Sơn bị phai màu
Sau khi bề mặt tường sơn được một khoảng thời gian ngắn thì bề mặt sơn có hiện tượng bị phai màu dẫn đến tường không đều màu, gây mất thẩm mỹ.
Các nguyên nhân gây ra hiện tượng này chính là:
2.1 Sử dụng loại sơn không đảm bảo chất lượng
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại sơn tường nhà khác nhau. Tuy nhiên bên cạnh những loại sơn đảm bảo chất lượng thì còn có những loại sơn kém chất lượng. Vì vậy, khi mua sơn các bạn phải lựa chọn kỹ càng.
2.2 Quá trình thực hiện thi công không đảm bảo đúng kỹ thuật
Trong quá trình thi công, nếu các bạn pha sơn nước quá loãng hoặc không sơn lót các bề mặt thì lớp sơn sẽ nhanh bị xuống cấp, bong tróc và bị phai màu. Việc thực hiện thi công sơn tường không đúng kỹ thuật còn làm cho bạn phải tốn rất nhiều chi phí để cạo lớp sơn cũ đi và tô lại lớp sơn mới.
2.3 Sử dụng sai mục đích của các loại sơn
Hiện nay, sơn được chia ra làm nhiều loại và được dùng để sơn những vị trí khác nhau trong ngôi nhà. Những loại sơn được dùng cho nội thất thường có màu sắc đẹp và không có khả năng chống chọi lại với các tác nhân: mưa, nắng, ẩm ướt. Còn đối với những loại sơn ngoại thất thì được chú ý đến khả năng chống chịu với các tác nhân bên ngoài môi trường.
Do đó bạn cần sử dụng sơn cho đúng bề mặt mà nhà sản xuất đưa ra để đảm bảo bề mặt được bảo vệ hoàn thiện.
Cách khắc phục
Cách xử lý đơn giản nhất chính là từ bước đầu thi công tường nhà bạn cần đảm bảo đúng kỹ thuật. Lựa chọn hãng sơn có chất lượng tốt đươc nhiều khách hàng tin dùng. Vì hiện trên thị trường trôi nổi sơn giả, sơn nhái rất nhiều bạn nên tìm đơn vị cung cấp sơn chính hãng để mua.
3. Sơn bị nổi bọt khí
Bọt khí là hiện tượng có những bong bóng xuất hiện trên màng sơn trong và sau khi thi công.
Nguyên nhân gây nên hiện tượng bọt khí là:
3.1 Trường hợp có hạt
Do có lẫn những vẩy hoặc những mẩu sơn khô. Vì các nguyên nhân sau:
– Sơn bị khô trên thành vật chứa sơn khi thi công hay do bụi bẩn bắn vào
– Sau khi thi công lần trước không rửa thật sạch dụng cụ thi công, để các vảy sơn sót lại
– Vệ sinh bề mặt không kỹ, để lại trên bề mặt nhiều bụi (sau khi xả nhám lớp mastic)
– Sơn thiếu chất phá bọt.
– Sơn bị thối
3.2 Trường hợp có lỗ
– Do pha sơn quá loãng đã tạo ra nhiều bọt khí. Khi thi công thì bọt khí hiện diện trên màng sơn. Khi khô vỡ ra tạo thành lỗ.
Biện pháp khắc phục và phòng ngừa:
Tuân thủ đúng hướng dẫn về quy trình thi công, đặc biệt khuấy sơn thật kỹ, từ từ, đều và nhẹ tay để tránh tạo bọt khí trong sơn.
– Vệ sinh bề mặt thật sạch, không lẫn tạp chất.
– Trong quá trình sơn tránh để bụi bẩn hay các mảnh sơn khô rơi vào sơn.
– Lựa chọn sản phẩm sơn chất lượng.
Xả bỏ phần sơn bị lỗi, xả nhám làm sạch bề mặt sau đó tiến hành thi công lại theo đúng hướng dẫn sử dụng. Cũng như các lưu ý trong quá trình thi công kể trên.
4. Sơn bị lệch màu
Hiện tượng sơn bị lệch màu là hiện tượng sau khi sơn xong, trên tường xuất hiện những mảng màu khác nhau. Hoặc màu bị loang ra không đều nhưng có ranh giới rõ rệt. Đặc biệt ở những nơi dặm vá nhìn rất mất thẩm mỹ.
Nguyên nhân khiến bề mặt tường lệch màu
– Dùng loại sơn hoàn thiện có độ che phủ kém
– Do pha nước với tỷ lệ không đúng khiến sơn bị loãng hoặc pha lượng nước không đều giữa các lần sơn/thùng sơn khác nhau
– Do khuấy sơn không đều trước khi sơn
– Khi vá dặm đã không dùng đúng loại sơn, màu sơn ban đầu để dặm vá.
– Do lăn sơn không đúng quy trình, sơn không đủ lớp, kỹ thuật lăn sơn không tốt, lăn không đều lực.
– Do mảng tường có lăn sơn lót, mảng tường không lăn sơn lót. Trường hợp này thường gặp phải khi dặm, vá tường và sơn lại.
– Do thời gian lăn lớp sơn thứ hai so với lớp trước cách xa nhau quá lâu.
Biện pháp khắc phục:
– Làm sạch bề mặt, sơn lại 1 hoặc 2 lớp sơn phủ có độ che phủ cao. Lưu ý kiểm tra đúng dòng sơn và mã màu sơn so với lớp sơn cũ. Thi công đúng tỉ lệ và quy trình theo hướng dẫn để đạt hiệu quả tốt nhất
5. Bề mặt sơn bị phồng rộp
Màng sơn ở một số chỗ bị phồng lên, phồng rộp luôn đi kèm với hiện tượng bong tróc. Hiện tượng phồng rộp chỉ quan sát được sau khi sơn được một thời gian.
Các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tường này do:
– Phồng rộp xảy ra khi trong tường có nhiều hơi ẩm. Sau một thời gian, hơi nước từ trong tường sẽ đẩy màng sơn phồng lên.
– Tường có các vết nứt nhỏ bên trong hoặc mặt bên kia của tường bị thấm nước, đưa hơi nước vào bên trong.
– Màng sơn quét quá dày, làm cho đặc tính thở kém (hoặc sử dụng loại sơn có đặc tính thở kém) nên lượng hơi ẩm khó thoát ra ngoài màng sơn, làm cho màng sơn bị phồng lên.
– Màng sơn bị nứt nên nước thấm vào màng sơn.
– Thi công khi bề mặt tường quá nóng.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
– Nếu màng sơn bị phồng rộp từ bề mặt được phủ thì cần phải xử lý triệt để sự thấm nước. Sau đó cạo bỏ lớp sơn và tiến hành sơn, có sơn lớp lót. Không sơn trong điều kiện quá nắng hay quá ẩm.
– Xả bỏ phần sơn bị bong tróc, phồng rộp. Nếu bột trét có độ bám dính kém, xả bỏ toàn bộ lớp bột trét.
– Làm sạch bề mặt thật sạch, đảm bảo bề mặt cần sơn không còn bụi bẩn hay các tạp chất khác làm giảm độ bám dính của màng sơn.
– Kiểm tra độ ẩm của bề mặt tường, đảm bảo độ ẩm đáp ứng yêu cầu thi công.
– Nếu sự cố không quá nghiêm trọng (sự cố chỉ xảy ra ở 1 vài mảng nhỏ). Sau khi làm sạch bề mặt đạt yêu cầu thi công, có thể sử dụng sơn lót gốc dầu để dậm vá. Sau đó sơn lại bằng hai lớp sơn phủ.
6. Bề mặt sơn bị bong chóc
Màng sơn bị tróc do độ bám dính giảm. Màng sơn có thể bị tróc lớp sơn phủ hoặc tróc toàn bộ các lớp sơn.
Nguyên nhân gây ra:
– Đối với bề mặt gỗ bị bong tróc là do bị ẩm: mưa, không khí, hay các dạng khác của ẩm.
– Tường bị thấm làm cho màng sơn bị tróc.
– Xử lý bề mặt kém.
– Sử dụng sơn chất lượng kém.
– Sơn trong điều kiện mà sự tạo màng bị cản trở (mưa. lạnh…)
– Sơn dầu trên bề mặt bị ướt.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
Nếu bị ảnh hưởng do bên ngoài tác động thì phải khắc phục như trám nơi bị hở. Sửa lại mái, sửa và làm sạch máng xối, chặt các cành cây dựa sát tường.
Nếu bị ảnh hưởng do ẩm từ bên trong thì thông gió cho khu vực hay bị ẩm. Cạo bỏ lớp sơn bị bong tróc chà nhám bề mặc. Dùng sơn loại sơn có chất lượng cao
7. Màng sơn bị phấn hóa
Là hiện tượng màng sơn có 1 lớp phấn mỏng trên bề mặt, khi dùng tay chà lên bề mặt tường có thể phát hiện ra được. Hiện tượng phấn hóa cũng có thể gây ra hiện tượng phai màu.
Nguyên nhân
– Bề mặt bột trét có nhiều bụi do làm sạch không đạt yêu cầu
– Dùng sơn chất lượng kém có hàm lượng bột màu và bột độn quá cao.
– Dùng sơn trong nhà (nội thất) sử dụng cho ngoài trời.
– Màng sơn phá hủy trong thời gian dài dưới điều kiện thời tiết.
Biện pháp khắc phục, phòng ngừa
– Trước hết, dùng bàn chà cứng loại bỏ phấn càng nhiều càng tốt, sau đó vệ sinh lại toàn bộ bề mặt. Dùng tay kiểm tra xem còn chỗ nào bị phấn không.
– Nếu bề mặt vẫn còn phấn thì sơn 1 lớp sơn lót gốc dầu ( hoặc 1 lớp sơn lót thích hợp cho bề mặt hồ vữa). Sau đó sơn hai lớp sơn phủ có chất lượng.
– Nếu bề mặt không còn phấn hoặc còn rất ít phấn thì có thể không cần sơn 1 lớp sơn lót.
II. Lưu ý trong thi công nhà bạn nên biết
1. Giao toàn bộ việc chọn sơn và sơn nhà cho thợ thầu sơn
Đây được xem là cách giải quyết vẹn cả đôi đường, tiết kiệm thời gian cũng như công sức. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá chủ quan, đa phần các nhà thầu hay nhận nhiều công trình nên họ thường xuyên đi theo lối mòn. Lựa chọn những màu sơn chung chung, không làm thể hiện được cá tính và mong muốn của gia chủ.
2. Khoán sơn theo diện tích
Hình thức này chỉ thích hợp đối với những công trình công hoặc những ngôi nhà xây để bán. Còn đối với trường hợp bạn xây nhà để ở thì không nên áp dụng theo phương pháp này. Bởi vì lúc ấy gia chủ sẽ khó mà kiểm soát được chất lượng của sơn, độ dày mỏng của lớp sơn… đa phần các thợ sơn đều làm theo hướng có lợi nhất cho họ mà thôi.
3.Phối màu ngẫu nhiên theo sở thích
Việc lựa chọn các gam màu sắc sẽ khiến cho mọi người có cảm giác không an tâm, cảm thấy lo lắng hơn cho các thành viên trong gia đình.
Cần phải có sự kết hợp các màu sắc hài hòa với nhau, đặc biệt nó còn phải được dựa trên thuyết phong thủy, ngũ hành. Nếu gia chủ có mạng mộc mà sống trong một không gian đầy màu hỏa thì lúc đó sinh khí, sức khỏe, công việc đều gặp rất nhiều bất lợi.
4. Sơn nhà với nhiều màu sắc pha trộn
Khi pha trộn quá nhiều màu sơn nhà trong một phòng không chỉ làm mất sự cân bằng mà còn gây rối mắt. Tỷ lệ vàng mà nhiều nhà thiết kế hay sử dụng là 60-30-10: 60% là một màu chủ đạo, 30% là một màu thứ cấp và 10% là màu nhấn.
Đọc thêm: Sự cố về sơn ngoại thất thường gặp
Sự cố về sơn nội thất thường gặp
III. Lời kết
Trên đây là những sự cố cần tránh khi sơn nhà và các cách khắc phục hiệu quả nhất. Hy vọng sẽ giúp bạn sáng suốt khi sử lý tường nhà. Dùng loại sơn tốt và kỹ lưỡng giữ gìn, ngôi nhà của bạn sẽ mang vẻ đẹp dài lâu.
Mọi khó khăn và thắc mắc sự cố cần tránh khi sơn nhà của quý khách hàng xin vui lòng liên hệ chúng tôi theo thông tin sau:
HÃNG SƠN DOULES - CÔNG TY TNHH SƠN DULEX
VPGD: Tòa nhà Hope, phố Chu Huy Mân, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, TP Hà Nội
Nhà Máy SX: KCN Ngọc Hồi, H.Thanh Trì, TP.Hà Nội
Email: doulespaint.vn@gmail.com – Website: http://sondoules.com.vn/
Điện thoại: 0243 992 9868 – Hotline: 0968 669 286