Cách chống thấm tường nhà luôn là câu hỏi được đặt ra của bất kỳ gia chủ nào trong quá trình xây nhà hoặc công trình nhà đã cũ dẫn đến dột nát, ố vàng và ẩm mốc làm ảnh hưởng cuộc sống gia đình. Bạn có thể tìm kiếm được rất nhiều cách thấm dột tường trong nhà, tường ngoài trời hay cách thấm dột tường nhà liền kề bị nứt.
Tuy nhiên để đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, chất lượng và chống thấm triệt để thì thật là khó đối với những ai không có kinh nghiệm trong vấn đề này.
Sơn Doules xin chia sẻ tới các bạn bài viết sau đây!
Bạn nên chống thấm tường nhà khi nào?
Những dấu hiệu cho thấy nhà bạn cần ngay lập tức xử lý chống thấm cho tường:
– Tường bị loang vệt nước;
– Tường bị mốc;
– Tường bị phấn, dùng tay quệt qua sẽ thấy sơn bị bột dính vào tay;
– Tường bị rộp, phồng thành nhiều mảng;
– Tường bị nứt.
Đọc thêm: Kinh nghiệm dùng sơn chống thấm hiệu quả
Cách chống thấm tường ngoài nhà
Bước 1: Làm sạch bề mặt tường
Trước tiên, bạn phải cạo sạch lớp sơn bị bong tróc, nấm mốc hay bụi bẩn bằng bàn chải cứng, đảm bảo cạo sạch đều, không để lại vệt loang lổ trắng, đen.
Sau đó dùng hóa chất tẩy rửa và diệt rêu mốc do nước thấm tường lâu ngày để rửa sạch khu vực bị thấm.
Bước này rất quan trọng, nếu bạn làm không sạch, mọi vi khuẩn nấm mốc có nguy cơ quay lại nếu thời tiết ẩm ướt kéo dài.
Bước 2: Trám các lỗ hổng và vết nứt tường
Dùng hồ vữa để trám các lỗ hổng và vết nứt lớn và làm phẳng bề mặt bằng bột trét chuyên dùng dành cho tường ngoài trời.
Để đạt hiệu quả tốt nhất ở công đoạn này, bạn cần phải đảm bảo cho bề mặt trước khi sơn sạch sẽ, khô thoáng và độ ẩm tường không vượt quá 16%.
Bước 3: Phủ lớp sơn chống kiềm và sơn lót
Sau khi chuẩn bị tốt phần bề mặt, bạn tiến hành phủ một lớp sơn chống kiềm giúp tăng khả năng liên kết giữa lớp tường cũ và vật liệu chống thấm. Chờ sơn tự khô rồi phủ 1 – 2 lớp sơn chống thấm lên trên.
Bạn nên phủ một lớp lót để tăng khả năng liên kết giữa lớp tường cũ và vật liệu chống thấm. Dù phương pháp chống thấm có là gì đi nữa.
Lưu ý: Cách chống thấm tường nhà mới ngoài trời, bạn nên dùng bột trét tường loại dành cho ngoài trời phủ kín bề mặt. Sau đó làm phẳng và láng bề mặt tường, kế đến phủ lớp sơn lót rồi mới đến lớp sơn chống thấm.
Cách chống thấm tường trong nhà
- Bước 1: Cạo sạch lớp sơn bị bong tróc của tường. Sau đó vệ sinh sạch những chỗ bị thấm, thường sẽ có lớp rong rêu bao phủ.
- Bước 2: Tìm những kẽ hở, vết nứt lớn do vật liệu xây dựng lâu ngày bị co giãn.
- Bước 3: Dùng hồ vữa trám những vết hở này lại với tường nội thất. Và dùng bột chuyên dụng dành cho tường ngoại thất.
- Bước 4: Xử lý bằng sơn chống thấm. Phủ một đến hai lớp sơn chống thấm. Với điều kiện bề mặt sơn cần được sạch sẽ và khô thoáng, độ ẩm yêu cầu của tường là nhỏ hơn 16%.Lưu ý:
– Khi xử lý bằng sơn chống thấm, bạn phải làm sạch tường cũ nếu không lớp sơn mới sẽ không bám chặt và đảm bảo chất lượng.
– Xử lý chống thấm tường nhà mới sẽ đơn giản hơn so với cách chống thấm tường nhà cũ. Do tường nhà mới chưa có dấu hiệu bị thấm, chưa bị lan rộng, đồng thời chưa xuất hiện các vết chân chim hoặc bong tróc sơn. Bạn chỉ cần chuẩn bị bột trét tường, sơn lót,… và các dụng cụ chuyên dùng như chổi quét sơn để xử lý như sau:
- Bước 1: dùng bột trét tường phủ kín bề mặt của nơi cần chống thấm.
- Bước 2: làm phẳng và láng bề mặt tường, dùng dụng cụ chuyên dùng phủ lớp sơn lót rồi mới đến lớp sơn chống thấm tường nhà sau đó đợi sơn khô lại.
Cách chống thấm tường nhà liền kề
Với các ngôi nhà được xây liền kề nhà mà ko được xử lý chống thấm. Thì hiện tượng đọng nước ở giữa sau những ngày mưa là một trong những việc khó tránh khỏi. Lúc này, nếu không có các biện pháp chống thấm tường giữa 2 nhà thì hiện tượng thấm nước rất có thể xảy ra. Hiện tượng dột, nứt tường hay tường bị ẩm mốc cũng sẽ diễn ra. Do vậy một biện pháp chống thấm dột hiệu quả triệt để rất là cần thiết.
Bước 1: Đục bỏ lớp tường đã bị hư hỏng. Sau đó mài sạch chỉ để trơ lại phần lõi bê tông của tường. Lưu ý các vị trí khe rãnh bị nứt, phải dùng chổi sắt nhỏ xử lý thật sạch sẽ. Sau đó thì bơm keo chống thấm X’traseal MS-601 vào bít đầy khe nứt.
Bước 2: Tiếp đó, quét 1 lớp phụ gia chống thấm lên tường bê tông cần sửa chữa. Khò nóng chảy màng bitum, dán chặt lên tường. Sau khi dán, phủ 1 lớp vữa bảo vệ sika latex lên trên lớp màng.
Bước 3: Cuối cùng là sơn phủ thẩm mỹ, hoàn thiện tường.
Một số biện pháp chống thấm tường nhà triệt để 100%
Tường nhà khi được thi công lâu năm xuống cấp dễ đối mặt với nguy cơ thấm ẩm. Thậm chí, có rất nhiều công trình hoàn thành chưa lâu nhưng khâu xử lý chống thấm không được triệt để cũng đối mặt với nguy cơ thấm ẩm rất cao. Ẩm mốc gây ra giảm thẩm mỹ cho tường nhà, giảm đi tuổi thọ của bức tường cũng như ảnh hưởng đến các đồ dùng có trong nhà. Nên việc tìm ra các vật liệu chống thấm cực kỳ quan trọng.
Chống thấm tường nhà hiệu quả không chỉ dựa vào quá trình thi công đúng cách mà còn phụ thuộc vào vật liệu chống thấm. Dưới đây là một số vật liệu chống thấm tường nhà giá rẻ mà các chuyên gia thi công sửa chữa nhà khuyên dùng:
Sử dụng Sơn chống thấm
Sơn chống thấm là một trong những cách chống thấm tường nhà hiệu quả nhất hiện nay. Sơn không chỉ mang lại thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động của môi trường như dột, thấm nước, mốc, ố vàng, nứt tường,…
Có thể bạn quan tâm: Sơn chống thấm Doules – Giải pháp chống thấm hiệu quả
Sử dụng giấy dán tường.
Nhắc đến giấy dán tường chống thấm, chúng ta biết đến giải pháp ngăn ẩm mốc và làm đẹp tiện lợi cho công trình. Chỉ với và thao tác nhỏ, bề mặt tường như được khoác lớp áo mới. Nhìn vô cùng bắt mắt hài hòa. Các mảng tường ẩm mốc cũng bị che chắn lại tránh làm ảnh hưởng đến mỹ quan ngôi nhà.
Cách chống thấm tường trong nhà bằng các giấy dán tường phổ biến như: Giấy dán tường Đức Lohmann; Giấy dán tường Đài Loan; giấy dán tường Hàn Quốc; Giấy dán tường Trung Quốc, Giấy dán tường Nhật Bản; Giấy dán tường Hong Kong,…
Sử dụng các vật liệu ốp tường trang trí.
Nếu tường bị thấm ở vị trí đã được trang trí trong ngôi nhà, bạn có thể dùng mẹo vừa giúp chống thấm vừa trang trí thêm cho bức tường trở nên nổi bật và đẹp mắt hơn.
Cách chống thấm tường trong nhà bằng các vật liệu bền bỉ theo thời gian như sau: Gỗ ốp tường; Tấm nhựa giả đá; Đá tự nhiên ốp tường; Gạch ốp tường; Vật liệu ốp tường 3D;…
Ngoài những cách chống thấm tường nhà trên, để đảm bảo tường nhà không bị thấm dột triệt để 100%, bạn cần hoạch định một phương pháp chống thấm hiệu quả, mang tính bền vững trong tương lai. Lời khuyên duy nhất là bạn nên tìm một đội ngũ thi công uy tín để xây dựng, vừa để đảm bảo công trình khi hoàn thành sẽ đạt chất lượng, vừa đáp ứng được các yêu cầu của bạn.
Kết luận!
Trên đây là những thông tin hữu ích về cách chống thấm tường ngoài, trong nhà và chống thấm tường nhà liên kề Mọi thắc mắc xin liên hệ đến hotline để được tư vấn miễn phí 24/7 bạn nhé.