Chiến lược kinh doanh là gì?

Chiến lược kinh doanh là việc tạo dựng một vị thế duy nhất và có giá trị nhờ việc triển khai một  hệ thống các hoạt động khác biệt với những gì đối thủ cạnh tranh thực hiện. Vậy một chiến lược thế nào sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo dựng được vị thế?

chiến lược kinh doanh là gì

Khi nói đến chiến lược, người ta hay nói đến sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp. Sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp mặc dù luôn được đưa vào như một phần của chiến lược. Nhưng nó không đưa ra một định hướng rõ ràng cho hoạt động của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh cần phải có các yếu tố khác giúp đưa ra định hướng hoạt động rõ ràng.

Mở đại lý sơn cần những chiến lược gì?

Để mở đại lý sơn cần 4 chiến lược kinh doanh đó là: nghiên cứu thị trường, lựa chọn hãng sơn, cơ chế mở đại lý, kế hoạch quản lý tài chính và rủi ro. Bốn yếu tố này đòi hỏi một sự nhất quán và ăn khớp với nhau.

1. Nghiên cứu thị trường

Cho dù là bạn có kinh doanh trong bất kì một lĩnh vực, ngành nghề nào thì việc nghiên cứu thị trường là một công việc mà bạn không thể bỏ qua. Để nghiên cứu và đánh giá thị trường, bạn cần quan tâm đến 2 đối tượng; khách hàng và đối thủ cạnh tranh.

nghiên cứu thị trường
  • Đối với khách hàng: Bạn cần xác định được khách hàng của mình mong muốn hay có yêu cầu gì ở các sản phẩm sơn, nhu cầu của họ, sở thích của họ và cả mức giá họ có thể bỏ ra để chi trả cho các sản phẩm sơn. Đây là căn cứ giúp bạn có thể chọn được sản phẩm và đề ra chiến lược tiếp cận khách hàng phù hợp.
  • Đối với đối thủ cạnh tranh: Bạn cần nghiên cứu, khảo sát xung quanh khu vực bạn định mở đại lý kinh doanh sơn xem đã có ai mở cửa hàng kinh doanh sản phẩm này chưa, họ đã lựa chọn hãng sơn nước nào và tình hình kinh doanh của họ như thế nào để có những chuẩn bị nhất định.

2. Lựa chọn hãng sơn phù hợp

Khi đã nghiên cứu kỹ thị trường thì công việc tiếp theo bạn cần làm đó là lựa chọn loại sơn phù hợp. Tùy vào nhu cầu khách hàng và ảnh hưởng mà đối thủ cạnh tranh có thể tác động đến bạn. Hãy lựa chọn một hãng sơn phù hợp nhất với thị trường để kinh doanh.

tư vấn mua sơn

Ngoài ra, bạn nên chọn dựa trên mức chiết khấu, chính sách khách hàng, dịch vụ đi kèm để có quyết định thích hợp. Có các hãng sơn bạn có thể lựa chọn như các hãng sơn lớn hoặc các hãng sơn cao cấp đang nổi lên trên thị trường. Mỗi hãng sơn cũng có một mức chiết khấu khác nhau nên bạn nên tìm hiểu, cân nhắc và lựa chọn lý lưỡng.

3. Nghiên cứu kỹ cơ chế mở đại lý kinh doanh sơn nước của các hãng sơn

Hầu hết các hãng sơn hiện nay đều đưa ra một cơ chế đối với những đại lý sơn của mình, cụ thể cơ chế như sau:

– Cơ chế chung

  • Ký hợp đồng làm đại lý/cửa hàng sơn
  • Ký cam kết mức doanh số bán trong một năm là số tiền thu về sau khi đã trừ hết khuyến mại chiết khấu sơn.
  • Nhập đơn hàng đầu tiên làm hàng mẫu, hàng trưng bày (số lượng tùy thuộc vào quy định của từng hãng)
  • Cung cấp biển bảng, catalogue màu, quạt màu (cây màu), bảng báo giá đại lý, bảng báo giá bán lẻ….Hỗ trợ tối đa cho các đại lý bán sơn được hoạt động thuận lợi (đào tạo kiến thức ngành sơn, kiến thức bán hàng, hỗ trợ đưa ra chiến lược kinh doanh,…)

– Cơ chế riêng

  • Với những sản phẩm sơn có máy pha màu:
  • Có thể đăng ký máy pha màu đồng thời đặt cọc tiền máy đối với nhà sản xuất.
  • Nhập đơn hàng đầu tiên: Base pha sơn và tinh màu pha sơn.
  • Với những sản phẩm sơn không có máy pha màu:
  • Nhập đơn hàng đầu tiên: Theo định giá đơn hàng hoặc theo cơ cấu sản phẩm sản phẩm.

4. Lên kế hoạch quản lý tài chính và rủi ro

Để kinh doanh trong bất kỳ lĩnh vực hay ngành nào, bạn cũng nên lập cho mình một kế hoạch. Bản kế hoạch sẽ quản lý tài chính và rủi ro cụ thể, chi tiết. Kế hoạch của bạn càng cụ thể, chi tiết thì công việc quản lý của bạn càng dễ dàng hơn.

lên kế hoạch

Do đặc điểm ngành kinh doanh sơn là khách hàng thường thanh toán phí mua hàng sau khi công trình thi công xong. hoặc thanh toán theo từng giai đoạn. Rất hiếm khi khách hàng thanh toán luôn sau khi mua hàng. Bạn cần dự trù thêm một khoản phí rủi ro, trong trường hợp khách hàng chưa thanh toán xong tiền. Bạn vẫn có một khoản tiền để nhập hàng và vận hành công việc kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm:

Chiến lược kinh doanh sơn nước số 1: Nghiên cứu thị trường

Chiến lược kinh doanh sơn nước số 2: Lựa chọn hãng sơn

Chiến lược kinh doanh sơn nước số 3: Cơ chế mở đại lý

Chiến lược kinh doanh sơn nước số 4: Kỹ năng bán sơn

Kết luận!

Muốn thành công với nghề bán sơn nước thì việc đặt ra một chiến lược kinh doanh cụ thể. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn tạo ra những kế hoạch của riêng mình.

Nếu bạn đang có ý định bước chân vào ngành sơn và chưa chọn cho mình được hãng sơn thích hợp để mở đại lý. Đừng lo! Hãng sơn Doules sẽ giúp bạn kiếm lợi nhuận cao từ ngành sơn. Tham khảo thông tin dưới đây nhé!

Hãng sơn Doules
tuyển đại lý bán sơn chiết khấu cao

Nhằm mở rộng thị trường kinh doanh sơn nước, Công ty TNHH sơn Dulex Việt Nam vẫn tiếp tục tìm đối tác mở đại lý sơn Doules. Để tạo điều kiện cho bất cứ ai cũng có thể khởi nghiệp kinh doanh sơn, hãng sơn Doules đã đưa ra các trương trình tuyển đại lý bán sơn với số vốn thấp rất hợp lý.

trở thành đại lý sơn doules
Hãng sơn Doules tuyển đại lý sơn chiết khấu cao

  • Cơ hội trở thành Nhà Phân Phối độc quyền khu vực.
  • Mức chiết khấu cao HẤP DẪN
  • Hỗ trợ đào tạo kỹ năng bán hàng
  • Hỗ trợ biển bảng, giá kệ
  • Hỗ trợ thiết kế showroom trưng bày
  • Hỗ trợ tài liệu bán hàng Catalog, bảng màu
  • Hỗ trợ nhân viên thị trường
  • Hỗ trợ tư vấn 24/7
  • Hỗ trợ phối màu công trình
  • Hỗ trợ phần thưởng cho thầu thợ
  • Các chương trình giải thưởng phong phú: Du lịch nước ngoài, thưởng xe máy ,ôtô …

Đối tác muốn mở đại lý sơn cấp 1, cấp 2, làm nhà phân phối sơn Doules sẽ được chiết khấu cao. Doules Paint luôn sẵn sàng để tư vấn về vốn, thủ tục giấy tờ và chia sẻ kinh nghiệm mở đại lý sơn thành công cùng quý đối tác.