Khó khăn khi mở đại lý sơn
Mở đại lý kinh doanh sơn hiện nay đang được đánh giá là mô hình kinh doanh có tiềm năng và có xu hướng phát triển mạnh mẽ trong vài năm gần đây.
Đặc biệt là ở những nơi kinh tế đang phát triển mạnh mẽ như: Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh,.. thì việc mở đại lý sơn luôn gặp nhiều khó khăn.
Hôm nay Doules sẽ chia sẻ tới các bạn những “khó khăn khi mở đại lý sơn”. Hy vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai đã, đang và sắp có ý định mở đại lý kinh doanh sơn.
Số vốn cần có khi mở đại lý sơn là bao nhiêu?
Khi bạn bắt đầu bất cứ lĩnh vực kinh doanh nào thì vốn là yếu tố quan trọng và sẽ quyết định sự thành công hay thất bại của các kế hoạch. Vậy để trở thành một đại lý cung cấp sơn thì bạn cần số vốn là bao nhiêu? Bao gồm những vốn nào?
– Bạn không cần phải lo lắng nếu như lượng vốn trong tay để kinh doanh không nhiều vì khi mở đại lý sơn thì bạn chỉ cần chuẩn bị từ 30 triệu đến 200 triệu. Số vốn bạn quyết định đầu tư thì sẽ phụ thuộc vào quy mô cửa hàng. Cũng như là sự thỏa thuận của bạn với doanh nghiệp cung cấp.
– Khi mà mở đại lý kinh doanh sơn bạn phải tính toán số vốn đầu tư ban đầu. Để có thể nhập hàng từ doanh nghiệp cung cấp và số vốn bị nợ tồn đọng khi mà các khách hàng chưa thanh toán.
Trong đó, số vốn nhập hàng ban đầu thì không bao gồm chi phí phòng ngừa rủi ro; chi phí mặt bằng, kho bãi hay các loại chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh. Mà chỉ là số tiền mà bạn bỏ ra để nhập một lượng sơn nhất định từ doanh nghiệp về cửa hàng của mình.
Còn số vốn bị nợ là để bạn phòng cho các trường hợp khách hàng mua chịu, không thanh toán ngay thời điểm mua. Số vốn này thì sẽ dùng cho việc nhập lô hàng mới thay vì bạn chờ khách hàng thanh toán.
Kỹ năng bán hàng
Muốn bán được hàng thì quan trọng bạn phải có kỹ năng bán hàng cơ bản:
- Phải có sự hiểu biết chuyên môn về sản phẩm, đặc trưng, phương pháp pha chế, bảo dưỡng… thì mới phục vụ thuyết phục được khách hàng.
- Học cách nắm bắt tâm lý khách hàng, nắm bắt xu thế thị trường.
- Hướng khách hàng đến các sản phẩm mình đang có phù hợp với yêu cầu
Một người kinh doanh, bán hàng chuyên nghiệp sẽ có được lòng tin và xây dựng được mối quan hệ tiêu dùng trung thành với khách hàng.
Nâng cao kỹ năng bán hàng một mặt nhờ những tích lũy thực tiễn hàng ngày, mặt khác phải nhờ vào việc tận dụng các cơ hội giao lưu và học hỏi.
Chất lượng phục vụ
Khách hàng là người quyết định nên mua sơn của bên nào? Họ sẽ đi khảo sát giá cũng như cách phục vụ của các bên đại lý. Bạn đừng nghĩ rằng chỉ cần mình bán sơn chính hãng thì sẽ bán được hàng. Đó là yếu tố cần nhưng chưa đủ. Thử thách đặt ra:
- Nếu khách hàng vừa bước vào cửa hàng liền thấy nhân viên bán hàng đang tán gẫu chuyện phiếm hoặc đứng ngẩn ngơ. Ắt sẽ nảy sinh suy nghĩ chỉ xem qua rồi đi.
- Ngược lại những người nhân viên bán hàng nhiệt tình, thân thiện sẽ mang lại cảm giác gần gũi, thúc đẩy nhu cầu mua sắm của khách hàng. Có những khách hàng vốn không có dự định đặt mua ngay, nhưng do tâm trạng vui vẻ liền lập tức đặt hàng…
Sự khác biệt này không phải là do khâu thiết kế phần cứng cửa hàng. Mà chủ yếu là do không khí bán hàng mà người kinh doanh tạo dựng.
Trưng bày sản phẩm
Không ai có ấn tượng tốt khi nhìn vào một của hàng để sơn lộn xộn. Điều đó làm tiêu tan tính tích cực và khát khao mua sắm của khách hàng. Phong cách và đặc trưng sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng lớn do cách trưng bày của cửa hàng đại lý.
Do vậy, cách trưng bày sản phẩm phù hợp mới có thể thể hiện được cá tính và đặc trưng riêng của sản phẩm. Phối hợp màu sắc, mẫu mã sơn…đều phải sắp xếp một cách chuyên nghiệp.
Bổ xung nguồn hàng
Đại lý nào cũng cần có số lượng hàng tồn kho hợp lý nhất. Tránh hết sản phẩm khách cần, lãng phí cơ hội bán hàng, nguồn hàng quá nhiều sẽ chiếm dụng nguồn vốn và gia tăng chi phí.
Lưu ý: Những mặt hàng bán chạy thường hay bị gián đoạn nguồn hàng, muốn bổ sung thêm nguồn hàng thường phải đợi chờ rất lâu.
Do đó người kinh doanh bán hàng phải tăng cường công tác giao lưu trao đổi với nhà sản xuất. Đảm bảo hai bên nhận được những thông tin phản hồi kịp thời.
Ưu đãi, khuyến mại
Khi khách hàng mua sơn với số lượng nhiều thường muốn được đại lý khuyến mại. Thực ra bản thân phương án ưu đãi khuyến mãi không có sự phân biệt tốt xấu. Có người áp dụng tốt, có người áp dụng lại không tốt. Khác biệt ở hai chữ “thực hiện”.
Vậy bạn cần đưa ra các chính sách khuyến mại nào hợp lý, đảm bảo rằng chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu. Vội vàng tổ chức, vội vàng kết thúc chỉ khiến người khác nghi ngờ cửa hàng kinh doanh không tốt. Đồng thời sẽ mang lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho hình tượng và danh tiếng cửa hàng.
Cần chuẩn bị thế nào để không gặp khó khăn khi mở đại lý sơn
Điều đầu tiên
Trước khi bạn mở đại lý sơn thì bạn phải xác định rõ địa điểm kinh doanh; vị trí tọa lạc của cửa hàng mình. Từ đó thì sẽ tìm hiểu nhu cầu thị trường nơi đó ra sao. Khi mà bạn chọn địa điểm bạn cũng lưu ý chọn những nơi sầm uất; nhu cầu về xây dựng và hình thành bất động sản cao. Đương nhiên là sẽ không ai mở đại lý sơn ở một vùng đất hoang vắng đúng không nào.
Tiếp theo…
Bạn cần xác định số vốn mình sẽ quyết định đầu tư là bao nhiêu. Ban đầu nếu như bạn chưa có kinh nghiệm. Để tránh những rủi ro thì chúng tôi khuyên bạn nên đầu tư với số vốn vừa phải từ 30-40 triệu. Cũng tương tự là bạn cũng chuẩn bị một số vốn dự phòng trong trường hợp khách nợ thì có vốn để bạn nhập hàng về bán.
– Điều mà mọi người quan tâm nhất là khi làm bất cứ điều gì. Và đây cũng là đích hướng tới của việc mở đại lý sơn đó đúng là lợi nhuận thu được là bao nhiêu. Để trả lời cho câu hỏi này thì bạn phải xác định xem mình sẽ làm đại lý cho hãng sơn nào và sẽ trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp cung cấp sơn để có câu trả lời. Bên cạnh đó, bạn cũng tìm hiểu nhu cầu của thị trường dành cho hãng sơn bạn muốn kinh doanh.
Và tiếp theo…
Để bạn trở thành một đại lý chuyên nghiệp thì bắt buộc bạn phải tìm hiểu về hãng sơn mà mình sẽ kinh doanh. Về quy trình sản xuất, chất lượng của sơn như độ bền màu; lau chùi dễ dàng không, chống thấm và chống ẩm mốc ra sao…
Các loại sơn dùng trong nhà và ngoài trời; một thùng sơn sử dụng cho khoảng tường có diện tích là bao nhiêu?… Nắm rõ được những kiến thức về sơn thì bạn mới có thể tư vấn cho khách hàng và dành được sự tin tưởng từ họ.
Và cuối cùng…
Bạn phải nghiên cứu và tìm hiểu những chính sách của doanh nghiệp dành cho đại lý ra sao, so với thị trường thì chính sách đó có cạnh tranh không
Kết luận!
Chọn hãng sơn để kinh doanh cạnh tranh đã khó! Làm sao để phát triển vượt qua khó khăn khi mở đại lý sơn thì càng đòi hỏi bạn phải đủ tỉnh táo. Hãy sáng suốt đưa ra hướng đi tốt nhất để giành được thành công trong tương lai nhé!