Lập kế hoạch bán hàng cho tất cả các sản phẩm nói chung và trong ngành kinh doanh sơn nước nói riêng sẽ giúp cho các bạn có thể xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu, phân tích tiềm năng, ưu thế cũng như các khó khăn, cách thức bán hàng, chi phí kinh doanh…..để có cái nhìn tổng quát, đánh giá được hiệu quả, tiềm năng kinh doanh.

lập kế hoạch bán hàng

Kế hoạch bán hàng là gì?

Kế hoạch bán hàng được ví như chiếc chìa khóa chiến lược kinh doanh. Nó giúp doanh nghiệp đặt ra mục tiêu và thực hiện hóa mục tiêu kinh doanh của mình một cách hiệu quả. Lập kế hoạch bán hàng hiểu đơn giản là vạch ra doanh thu mà bạn muốn đạt được trong thời gian tới. Cần xác định nhu cầu của khách hàng, dự toán được chi phí cần thiết và biết được mối quan tâm của thị trường là gì? 

Các bước xây dựng kế hoạch bán hàng

Tuy rằng, mỗi sản phẩm đều có những kế hoạch cụ thể riêng, nhưng nhìn chung, việc lập kế hoạch bán hàng cho một sản phẩm đều phải dựa trên các cơ sở sau đây:

Bước 1: Xác định mục tiêu bán hàng trong kế hoạch bán hàng

xác định mục tiêu bán hàng

Kế hoạch bán hàng giống như một bản phác thảo những việc bạn cần làm, là lộ trình giúp doanh nghiệp thực hiện các chuỗi hoạt động tiếp thị, bán hàng dựa trên tình hình thực tế của doanh nghiệp. Để có một kế hoạch hiệu quả, trước tiên cần xác định mục tiêu mong muốn đạt được cùng với mốc thời gian cụ thể.

Mục tiêu và thời hạn đạt được mục tiêu càng chi tiết, càng cụ thể thì việc đo lường hiệu quả của kế hoạch sẽ dễ dàng hơn và đem lại khả năng thành công cao hơn cho doanh nghiệp. Trong quá trình xác định mục tiêu, doanh nghiệp có thể dựa trên quy tắc SMART bao gồm các yếu tố như sau:

  • S – Specific: Cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu
  • M – Measurable: Đo đếm được
  • A – Achievable: Có thể đạt được bằng chính khả năng của mình
  • R – Realistic: Thực tế, không viển vông
  • T – Time bound: Thời hạn để đạt được mục tiêu

Bước 2: Xây dựng chân dung khách hàng

Trong kế hoạch bán hàng, chân dung khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đối với khách hàng là các cá nhân, doanh nghiệp có thể nghiên cứu và xây dựng chân dung khách hàng thông qua các nhân tố như:

  • Nhân khẩu học
  • Địa lý
  • Khả năng tài chính
  • Sở thích, thói quen
  • Hành vi mua sắm

Sau khi đã xây dựng được bức tranh tổng thể về chân dung khách hàng, doanh nghiệp cần tiến hành phân loại khách hàng theo từng nhóm khách hàng theo những đặc điểm tương đồng. Tùy theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp mà cách thức phân loại có thể khác nhau, tuy nhiên, có thể dựa trên cách phân loại phổ biến sau:

  • Khách hàng tiềm năng
  • Khách hàng thân thiết
  • Khách hàng có giá trị nhỏ
  • Khách hàng tiêu cực

Việc phân loại từng nhóm khách hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp đưa ra được những kế hoạch bán hàng phù hợp với từng đối tượng khách hàng, quyết định được phân khúc thị trường, dòng sản phẩm cũng như đầu tư phù hợp cho kinh doanh.Với đối tượng khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp, việc xây dựng chân dung khách hàng có thể dựa trên các yếu tố như: quy mô doanh nghiệp, doanh thu, số lượng nhân viên, lĩnh vực kinh doanh,….

chân dung khách hàng

Bước 3: Khảo sát thị trường

Việc nghiên cứu và khảo sát một cách kỹ lưỡng thị trường sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng thể và không để bỏ lỡ bất cứ khách hàng nào. Việc khảo sát thị trường cũng như lựa chọn phân khúc thị trường, địa điểm để kinh doanh là những yếu tố liên quan trực tiếp đến vốn cần đầu tư, phân khúc khách hàng, phân khúc sản phẩm cũng như hình thức kinh doanh phù hợp. Chẳng hạn, việc triển khai kinh doanh ở các tỉnh lẻ sẽ tốn ít vốn đầu tư hơn triển khai kinh doanh ở thủ đô hay những thành phố lớn,…

Việc khảo sát thị trường còn giữ vai trò quan trọng trong việc nắm bắt đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp là những ai, thế mạnh của đối thủ là gì, sản phẩm của bạn có ưu điểm gì so với đối thủ,…. từ đó, đưa ra các phương hướng quảng bá sản phẩm, phương hướng kinh doanh, kế hoạch bán hàng phù hợp.

Doanh nghiệp cũng cần khảo sát thêm những thông tin như: có bao nhiêu % cửa hàng ứng dụng công nghệ trong bán hàng, bao nhiêu % có website bán hàng và bán trên những kênh nào,… để có thể đưa ra chiến lược cạnh tranh phù hợp.

Bước 4: Hoạch định chiến lược hành động

Sau khi đã vạch ra mục tiêu rõ ràng, bước tiếp theo chính là thực hiện hành động để đạt được mục tiêu đã đề ra. Để có thể đạt được mục tiêu, cần suy nghĩ về chiến lược hành động mà doanh nghiệp sẽ theo đuổi, chiến lược này có gì khác so với những năm trước, ưu nhược điểm ra sao,….

Sau đó, phải liệt kê chi tiết các khâu và các bước thực hiện kế hoạch  bán hàng thông qua công việc hàng ngày của doanh nghiệp, các vấn đề liên quan đến quy trình, thiết bị, nhân sự,… Cần đưa ra cơ chế kiểm soát nhân sự và quy trình vận hành công việc để đảm bảo tiến độ và hiệu quả công việc.

Cân nhắc ưu tiên cho những công việc cần thiết làm trước, đặt thời hạn cho công việc để đảm bảo thực hiện đúng quy trình, dành thời gian cho những công việc phát sinh, những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện. Nếu bị chậm trễ bạn cần có sự thay đổi tức thời để đảm bảo hoàn thiện được những yêu cầu của chiến lược mà vẫn phù hợp với tình hình thực tế.

Bước 5: Đối mặt với khó khăn

khó khăn

Một khi tiến hành kinh doanh thì không thể tránh khỏi những khó khăn, đôi khi là cả thất bại. Điều quan trọng là doanh nghiệp cần nhìn nhận những khó khăn này một cách khách quan và tìm cách khắc phục những khó khó khăn đó để đưa doanh nghiệp đi lên.

Thay vì để những trở ngại làm lời bào chữa trong tương lai, khi lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch bán hàng, hãy liệt kê những khó khăn ngay từ đầu để có phương pháp dự trù, khắc phục những khó khăn.

Bước 6: Dự toán vốn, ngân sách

dự toán

Ở phần này cần dự toán ngân sách, chi phí đầu từ ở từng khâu, từng chiến dịch sao cho phù hợp để vừa triển khai kế hoạch trơn tru, hiệu quả và vừa nằm trong khả năng ngân sách của doanh nghiệp. Các đầu mục chi tiêu càng được liệt kê chi tiết bao nhiêu thì việc thực thi hoạt động càng tốt. Khi dự toán được khoản chi phí ban đầu bạn sẽ dễ dàng tính toán được số vốn cần có, dự toán được lợi nhuận thu được trong từng giai đoạn.

Nắm vững những nguyên tắc cơ bản trên sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một bản kế hoạch bán hàng hiệu quả.

Đọc thêm: Vai trò của trò chiến lược kinh doanh là gì?

*****_____*****

Sơn Doules tự hào là một trong những thương hiệu sơn tốt giá rẻ, bảo hành dài hạn chắc chắn sẽ giúp quý khách yên tâm khi sử dụng. Nếu bạn đang cần tìm một loại sơn nước chất lượng, tiết kiệm chi phí…Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn đặt mua với nhiều chính sách ưu đãi tốt nhất nhé.

Ngoài ra, nếu quý khách đang muốn mở đại lý kinh doanh sơn Doules thì có thể liên hệ trực tiếp với hãng để được hỗ trợ nhiệt tình nhất nhé!

HÃNG SƠN DOULES - CÔNG TY TNHH SƠN DULEX

VPGD: Tòa nhà Hope, phố Chu Huy Mân, phường Phúc Đồng, quận Long Biên, TP Hà Nội

Nhà Máy SX: KCN Ngọc Hồi, H.Thanh Trì, TP.Hà Nội

Email: doulespaint.vn@gmail.comWebsite:  http://sondoules.com.vn/

Điện thoại: 0243 992 9868Hotline: 0968 669 286